'Các bà đỡ' của CNQP Trung Quốc (kỳ 1)
(Quốc phòng) - >> \>> >> >> (ĐVO) Chiến tranh thế giới thứ 2 cơ hội cho Trung QuốcChiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, trật tự thế giới hình thành 2 cực Mỹ-Xô, Nhật Bản quốc gia lớn nhất châu Á về sức mạnh kinh tế, quân sự đã đầu hàng và trở thành một đồng minh thân cận của Mỹ. Liên Xô cần một đồng minh lớn tại châu Á để duy trì thế cân bằng.Cách mạng Trung Quốc thành công, Đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền điều đó mang lại cho Trung Quốc nhiều cơ hội về mọi mặt mà các quốc gia thân Liên Xô khác trong khu vực châu Á không có được. Cả Liên Xô, Mỹ đều muốn xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Bắc Kinh để tranh dành ảnh hưởng tại châu Á. Trong khi Liên Xô giúp đỡ Đảng Cộng sản Trung Quốc và Mao Trạch Đông, Mỹ giúp đỡ Quốc Dân đảng và Tưởng Giới Thạch. Năm 1949, thành công của Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa nước này lại gần với Liên Xô.Ồ ạt đặt nền móng cho CNQP Trung Quốc hiện đạiNhằm nhanh chóng tăng cường sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự cho Trung Quố
![]() |
CNQP Trung Quốc sẽ chẳng là gì nếu không có sự giúp đỡ đặt nền móng từ Liên Xô. |
Năm 1956, Mig-17 đã được chuyển đến lắp ráp tại Trung Quốc, giấy phép sản xuất tại Trung Quốc được cung cấp vào năm 1957 để sản xuất tại nhà máy Thẩm Dương với tên gọi J-5. Đến tiêm kích Mig-21 cũng được cấp giấy phép sản xuất tại Trung Quốc với tên gọi Chengdu J-7, những sự trợ giúp này của Liên Xô đã tạo nên nền tảng vững chắc cho công nghiệp hàng không Trung Quốc đến tận hôm nay.Về công nghiệp đóng tàu, trong những năm 1950, Liên Xô đã chuyển giao cho Trung Quốc 4 tàu khu trục nhỏ lớp Riga ở dạng tháo rời trong kế hoạch đóng mới tàu khu trục này theo giấy phép tại Trung Quốc với tên gọi Type-01 lớp Thành Đô và Type-07 lớp An Sơn.4 bộ thiết bị của tàu khu trục nhỏ lớp Riga đã được chia đều cho nhà máy đóng tàu Hoàng Phố ở Quảng Châu và nhà máy đóng tàu Hồ Đông ở Thượng Hải để hình thành nên công nghiệp đóng tàu Trung Quốc. Hiện nay hai nhà máy này là nơi cung cấp chính các tàu chiến cho Hải quân Trung Quốc.
![]() |
Việc lắp ráp Mig-17 (J-5) tại Trung Quốc đã tạo tiền đề cho công nghiệp hàng không Trung Quốc. |
Về công nghệ tên lửa, cũng trong những năm 1950 theo Hiệp ước hữu nghị, liên minh và tương trợ giữa 2 nước Trung - Xô, phía Liên Xô bắt đầu tiến hành đào tạo cán bộ, cung cấp tài liệu, thiết bị và giấy phép sản xuất để phát triển tên lửa đạn đạo tại Trung Quốc.
>> |
![]() |
Lắp ráp tàu khu trục nhỏ lớp Riga tại Trung Quốc là nền móng cho công nghiệp đóng tàu Trung Quốc ngày nay. |
Ngày 15/10/1957, Trung - Xô đã đặt bút ký thỏa thuận chuyển giao công nghệ sản xuất vũ khí hạt nhân cho Trung Quốc. Moscow chỉ từ chối chuyển giao các tài liệu liên quan đến xây dựng tầu ngầm hạt nhân.Vào tháng 9/1958, các nhà khoa học Liên Xô đã giúp đỡ để khởi động lò phản ứng thí nghiệm hạt nhân nước nặng đầu tiên của Trung Quốc và xây dựng máy gia tốc thực nghiệm. Đồng thời Liên Xô đã tiếp nhận và đào tạo 11.000 chuyên gia và 1.000 nhà bác học cho Trung Quốc.Sự giúp đỡ từ Liên Xô coi như đã hình thành nên bộ khung của CNQP Trung Quốc. Thật hiếm có quốc gia nào có thể giúp đỡ Trung Quốc một cách tận tình như Liên Xô. Không chỉ giúp đỡ chuyển giao công nghệ, Liên Xô còn giúp đỡ đào tạo, chỉ trong năm 1958 hơn 14.000 nhà khoa học, 38.000 nghiên cứu sinh được gửi sang Liên Xô học tập trong tất cả các lĩnh vực. Đến năm 1959 có hơn 11.000 chuyên gia Liên Xô làm việc tại Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực khác nhau."Tham thì thâm"
Dù Liên Xô đã giúp đỡ Trung Quốc gần như trong mọi lĩnh vực, nhưng tham vọng của họ là quá lớn, họ gần như không bằng lòng với những gì đang có. Bên cạnh đó, quan điểm chính trị giữa hai nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất thế giới bắt đầu có những biểu hiện khác xa nhau.Căng thẳng giữa hai bên ban đầu chỉ là các cuộc tranh luận của Đảng Cộng sản đôi bên, tuy nhiên dần căng thẳng giữa hai bên bắt đầu diễn biến theo chiều hướng phức tạp hơn. Hai nhà lãnh đạo đôi bên bắt đầu công khai chỉ trích nhau.Một trong những sự cố góp phần làm trầm trọng thêm mối quan hệ hai bên là việc Liên Xô phát hiện các học viên Trung Quốc tại Học viên công nghệ Moscow đánh cắp tài liệu tối mật liên quan đến công nghệ tên lửa đạn đạo.Hết kiên nhẫn với Bắc Kinh, năm 1961, Tổng bí thư Liên Xô Khrushchev cho rút gần như toàn bộ chuyên gia đang làm việc tại Trung Quốc về nước, những dự án hợp tác đặc biệt là các dự án hợp tác quân sự bị chấm dứt, các tài liệu kỹ thuật liên quan bị thu hồi.Đỉnh điểm căng thẳng Trung-Xô là xung đột biên giới năm 1969. Sự cố này khiến quan hệ ngoại giao đôi bên bị cắt đứt cho đến năm 1989 khi Tổng thống Gorbachev đến thăm Bắc Kinh. Nếu không có sự cố xung đột với Liên Xô, CNQP Trung Quốc có thể đã phát triển hơn nữa. Hậu quả của sự cố này khiến nền CNQP Trung Quốc gần như giậm chân tại chổ trong gần 20 năm.(còn nữa)
